Tìm hiểu khoan rút lõi bê tông là gì

     

1. Cấu tạo của khoan rút lõi bê tông

1.1 Khái niệm khoan rút lõi bê tông
Khoan rút lõi bê tông là dịch vụ khoan cắt lõi một phần của tấm bê tông. Đây là công nghệ mới và tiên tiến nhất trong ngành đục phá công trình. Dùng để phá vỡ những kết cấu nhỏ mà không phải đục phá cả tấm. Chúng ta không cần phải phá dỡ cả khối thép khổng lồ. Thay vào đó dùng phương pháp khoan để rút phần nhỏ nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng.
 
Phương pháp khoan rút lõi bê tông này đã giúp tiết kiệm tối đa công sức, tiền của cho nhiều nhà thầu. Tiêu biểu là những công trình kiến trúc nhà ở, trường học hay nhà máy.
 
1.2 Cấu tạo
Cấu tạo của một chiếc máy khoan bao gồm động cơ máy khoan. Và phần mũi khoan, phần ngàm chân đế khoan, cốt, thanh ray dẫn hướng mũi và thân khoan. Ngoài ra, cò có phần đáy đế khoan, bu lông siết giữ chân đế. Tay cầm siết bu lông cố định chân đế, nêm chân đế khoan, bu lông ổn định và chống kênh của khoan.
 
2. Các bước khoan rút lõi bê tông
2.1 Xác định vị trí lỗ khoan
Bước này cực kỳ quan trọng giúp bạn khoan đúng được vị trí cần khoan. Muốn khoan chuẩn bạn phải đánh dấu tâm bằng mực chống ướt theo hình chữ thập. Ngoài ra, trước khi khoan cần kiểm tra và xác nhận của người phụ trách công trình.
 
2.2 Cố định chắc chắn chân đế
Bạn nên dùng thêm tắc kê để bắt chặt chân của máy khoan và cố định đứng vững. Nếu vị trí khoan của bạn gồ ghề thì có thể sử dụng thêm bu lông chống kênh để chân đế có thể cân bằng trở lại.
 
2.3 Lắp đặt và cố định máy khoan
Sau khi chân đế đã được cố định thì bạn tiến hành lắp máy và mũi khoan. lưu ý phải định vị đúng tâm lỗ. Chân đế khoan sẽ được siết chặt bulông sau khi mũi khoan đã được định vị đúng vị trí tâm lỗ cần khoan rút lõi bê tông.
 
2.4 Tiến hành
Cho máy khoan trượt chậm trên thanh ray. Và khi thấy mũi khoan rút lõi bê tông ăn sâu được khoảng 2cm thì tiến hành ép nhẹ máy khoan.
 
3. Phân loại máy khoan rút lõi bê tông
3.1 Máy cầm tay
Loại máy này có công suất từ nhỏ đến trung bình. Với kích thước khá khiêm tốn và trọng lượng nhẹ. Người dùng có thể dễ dàng thao tác bằng tay không. Tuy vậy loại này chỉ nên được sử dụng cho các dự án đơn giản, điều kiện độ tiêu chuẩn không cao. Chẳng hạn như: khoan đường ống nước phát sinh, khoan tạo lỗ lắp để đặt điều hòa…
 
3.2 Máy đục phá để bàn
Dòng máy khoan cắt lõi bê tông này chuyên dùng cho công suất lớn. Bên cạnh đó, chúng còn được thiết kế với chân đế liên kế với mặt phẳng cần khoang.
 
Ổ máy được gắn chặt chẽ với trụ thép xương sống bằng các hệ thống ren và di chuyển lên xuống bằng các tay quay cơ học. Máy khoan để bàn có khối lượng khá nặng so với loại cầm tay. Tuy nhiên, lại có phạm vi làm việc rộng với các đường kính của mũi khoan lớn. Dòng máy này thường được sử dụng cho các công trình khoan rút lõi yêu cầu độ chuẩn xác cao.

4. An toàn khi thi công bằng khoan
Người sử dụng khoan cắt lõi bê tông phải trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ. Bao gồm: áo bảo hộ, gang tay, mũ bảo hộ, khẩu trang…Điều quan trọng là phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước để hạ nhiệt cho mũi khoan. Cũng như giảm lượng bụi trong quá trình thi công. Lưu ý, nước cần lượng vừa đủ và hạn chế lạm dụng sẽ gây trơ mũi khoan khiến năng suất thi công bị giảm.
 
5. Kết luận
Với nhu cầu xât dựng ngày càng cao thì việc sử dụng khoan rút lõi bê tông ngày càng phổ biến. Bạn cần lựa chọn đơn vị đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn để đảm bảo thực hiện an toàn.